Ngày: 18-08-2020 09:38:28 | Tin tức | Lượt xem: 1301
Sau khi trở lại từ thời kì suy thoái do đại dịch COVID-19, nhu cầu về năng lượng của Đất nước được kỳ vọng sẽ gia tăng tới 10% một năm cho đến cuối năm 2020 và 8% trong 10 năm tiếp theo.
Nhiều năm qua như những nước đang phát triển khác, Việt Nam vẫn phụ thuộc nhiều vào than đá như 1 lựa chọn dễ dàng để đáp ứng các nhu cầu về năng lượng.
Tuy nhiên trước tình hình sản lượng than nhập khẩu về Việt Nam trong năm nay ước tính tăng 46% so với cùng kì năm trước (Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan) trong khi những tiến bộ về công nghệ và những vấn đề môi trường đang gia tăng đã trở thành tiền đề giúp các loại năng lượng tái tạo trở nên hấp dẫn hơn.
Chính vì vậy thời gian này đã và đang là thời kì thuận lợi nhất cho các doanh nghiệp mạnh tay đầu tư vào các ngành Năng lượng tái tạo đặc biệt là Điện Mặt Trời Mái Nhà cùng với cơ chế FIT2 theo Quyết định 13/2020/QĐ-TTg 2020 về cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời như một cú hích mạnh cho các nhà đầu tư đang tìm kiếm hướng đi đúng đắn nhất cho mình.
Chính phủ thông qua các chính sách khuyến khích phát triển năng lượng tái tạo trong bối cảnh còn thay đổi
Đóng vai trò lớn trong những thành công gần đây của Việt Nam trong ngành năng lượng mặt trời chính là các chính sách khuyến khích phát triển năng lượng tái tạo (FIT). Các chính sách này khuyến khích đầu tư vào năng lượng tái tạo bằng cách đảm bảo một mức giá cao hơn thị trường dành cho các nhà sản xuất. Khi các nhà sản xuất thường tham gia vào các hợp đồng dài hạn, thì FIT giúp giảm thiểu các nguy cơ vốn có trong các dự án năng lượng tái tạo.
Tháng 4/2020, Chính phủ đã hoàn thiện các chính sách mới dành cho điện mặt trời, 10 tháng sau khi chương trình FIT trước đó hết hiệu lực vào tháng 6/2019. Các chính sách mới thấp hơn các chính sách cũ khoảng 10 – 24% và vẫn khá tương đồng giữa các vùng, miền, mặc dù có một số khác biệt về loại hình (lắp đặt trên mặt đất, nổi trôi, lắp đặt trên mái nhà).
Theo quyết định mới, các dự án điện mặt trời phải được đưa vào hoạt động thương mại trước ngày 31/12/2020 để có thể được hưởng các biểu giá FIT mới. Việc Chính phủ ban hành chính sách muộn khiến các nhà đầu tư điện mặt trời có rất ít thời gian để triển khai thực hiện.
Với sự gián đoạn nguồn cung hiện tại từ Trung Quốc ảnh hưởng đến việc giao hàng các pin và mô-đun điện mặt trời, cùng với những bất ổn kinh tế khác do đại dịch gây ra, các doanh nghiệp sẽ rất khó khăn để hoạt động được trước thời hạn quy định. Vì vậy, các đơn vị tư vấn như FitchSolutions đang hi vọng rằng chương trình FIT mới sẽ không phải là động lực chính thúc đẩy đầu tư vào ngành năng lượng tái tạo tại Việt Nam.
Nhìn xa hơn, Việt Nam vẫn dự định thực hiện cơ chế đấu thầu trong tương lai. Tất cả các dự án không đạt yêu cầu để áp dụng biểu phí FIT mới sẽ phải trải qua một quy trình đấu thầu hết sức cạnh tranh. Cơ chế này sẽ giúp Chính phủ quản lý tốt hơn việc phát triển năng lượng sạch trên cả nước, bằng cách trao cho Chính phủ quyền mời thầu và lựa chọn những doanh nghiệp có mức giá cạnh tranh nhất.
Tuy nhiên, quá trình chuyển đổi sang các biện pháp khác ngoài chương trình FIT có thể mất nhiều thời gian hơn dự kiến do các dự án quang điện quy mô lớn chưa được xây dựng chỉ vừa mới được phê duyệt để nhận các ưu đãi FIT. Việc thu hút đầu tư sẽ phụ thuộc nhiều vào khả năng của Chính phủ trong việc thực hiện một quá trình đấu thầu minh bạch và các biện pháp khuyến khích khác một cách kịp thời.
Cam kết lâu dài trong việc thúc đẩy phát triển năng lượng mặt trời
Chương trình FIT sửa đổi được ban hành ngay sau khi Chính phủ tuyên bố rằng họ dự định tăng gấp đôi sản lượng sản xuất điện trong thập kỷ tiếp theo. Điều này sẽ làm gia tăng tỷ trọng năng lượng tái tạo lên 20% trong nỗ lực nhằm giảm thiểu sự phụ thuộc vào nhiệt điện sản xuất từ than đá.
Cuối năm 2019, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt đề cương Quy hoạch Phát triển Năng lượng Quốc gia thứ 18. Quy hoạch này dự kiến được hoàn thành vào cuối năm nay cho giai đoạn 2021 – 2030, với tầm nhìn đến 2045. Việc phát triển và thu hút đầu tư vào năng lượng đầu tư được xác định là hai trong số các ưu tiên quan trọng trong bản Quy hoạch này.
Bên cạnh việc soạn thảo Quy hoạch Phát triển Năng lượng Quốc gia, Bộ Công Thương cũng đã trình Thủ tướng Chính phủ Tờ trình số 544/TTr-BCT ngày 21/01/2020 về việc ban hành đề án thí điểm về cơ chế mua bán điện tái tạo trực tiếp.
Chương trình thí điểm này sẽ cho phép các nhà sản xuất điện được bán và cung cấp điện cho các khách hàng doanh nghiệp thay vì thông qua một công ty điện lực quốc doanh. Bộ Công Thương đề xuất thực hiện chương trình thí điểm trong 02 năm và đặt ra các tiêu chí tham gia cho các nhà sản xuất điện và khách hàng mua điện tư nhân. Sản lượng điện dự kiến trong khoảng 400 – 1.000 MW và được giao dịch trên toàn quốc.
Bất chấp một số ý kiến chỉ trích về phạm vi hạn chế của Chương trình thí điểm này, đề xuất của Bộ Công Thương là một sự tiến bộ tích cực trong việc phát triển năng lượng tái tạo tại Việt Nam. Điều này cho thấy Việt Nam là một quốc gia phát triển năng lượng mặt trời một cách nghiêm túc và sẵn sàng triển khai các cơ chế hỗ trợ để giữ chân các nhà đầu tư quan tâm đến ngành năng lượng tái tạo.
Tin tức nổi bật
Sản phẩm nổi bật