Ngày: 04-05-2020 11:49:36 | Tin tức | Lượt xem: 1308
Bạn biết gì về điện mặt trời áp mái tại các quốc gia láng giềng khu vực Đông Nam Á?
✅Ngày nay khi điện mặt trời dần trở thành tiềm năng phát triển lớn trong tương lai tại Việt Nam thì tại các nước thuộc khu vực ASEAN đã có nhiều năm kinh nghiệm về lĩnh vực này. Được học tập từ các nền kinh tế lớn trên thế giới hiện nay khi vai trò của phát triển năng lượng xanh, sạch quyết định đến an ninh năng lượng toàn cầu luôn luôn là các vấn đề tất yếu.
✅Nói đến phát triển năng lượng sạch trong khu vực ASEAN trước tiên phải nói đến Thái Lan. Để khuyến khích cho các dự án nhỏ, Thái Lan cũng đã đưa ra các mức hỗ trợ FIT cao nhất cho các nhà sản xuất nhỏ như các dự án quy mô nhỏ trên mái nhà. Cụ thể, Thái Lan đưa ra mức giá FIT ưu đãi 21cent/kWh cho các dự án năng lượng mặt trời trên mái nhà, đồng thời khởi xướng chương trình "Mái nhà quang điện". Đây chính là lý do khiến Thái Lan trở thành nước dẫn đầu trong thị trường điện mặt trời ở Đông Nam Á.
✅Tiếp đến, Singapore, một quốc gia điển hình trong phát triển năng lượng sạch và là quốc gia được đánh giá là xanh, sạch nhất thế giới. Để có được kết quả như vậy, Singapore tích cực khuyến khích việc phát triển năng lượng sạch như Điện mặt trời và Điện gió. Năm 2016, Singapore đã công bố tài trợ hơn 700 triệu đô la Mỹ cho các hoạt động Nghiên cứu và Phát triển (R&D) ở khu vực công trong 5 năm nhằm tìm ra giải pháp cho phát triển bền vững đô thị. Hiện Singapore đang thử nghiệm xây dựng các nhà máy năng lượng mặt trời trong đô thị và các trạm điện mặt trời nổi trên các hồ chứa. Đồng thời, để thúc đẩy các dự án điện mặt trời, Singapore cung cấp các mức thuế cạnh tranh và ưu tiên phát triển thị trường buôn bán điện cạnh tranh.
✅Trong khi đó, Indonesia đầu năm 2017 đã thông qua luật về năng lượng tái tạo, trong đó thay đổi mức thuế suất đối với các dự án năng lượng tái tạo. Luật mới của Indonesia cũng cho phép điện mặt trời cạnh tranh trực tiếp với các nhà máy nhiệt điện đốt than - hình thức sản xuất điện năng phổ biến ở Indonesia. Cơ chế thanh toán bù trừ (Metering Net) dành cho hộ gia đình, thương mại sử dụng năng lượng mặt trời trên mái nhà cũng được thông qua vào năm 2013, bắt buộc Tập đoàn Điện lực Quốc gia Indonesia phải trả khoản năng lượng dư thừa được sản xuất bởi năng lượng mặt trời vào tài khoản của khách hàng.
✅Tại Malaysia, chính sách về năng lượng mặt trời đã được quy định trong Đạo luật Năng lượng tái tạo năm 2011 và được sửa đổi năm 2014 nhằm phù hợp với sự thay đổi của thị trường cũng như việc giảm giá các tấm pin năng lượng. Ngoài ra, cơ chế thanh toán bù trừ (NEM) đã được đưa ra vào năm 2016 với mục tiêu đạt 500 MW ĐMT vào năm 2020 tại bán đảo Malaysia và Sabah. Theo đó, người tiêu dùng chỉ tốn 1m2 lắp đặt là có thể tạo ra điện năng cho gia đình và bán năng lượng dư thừa cho điện lưới quốc gia.
✅Nhìn vào sự phát triển của Điện Mặt Trời tại các quốc gia trong khu vực,Việt Nam đã và sẽ học tập được gì để phát triển tiềm lực này trong tương lại. Hãy cùng Greenhome Solar đồng hành với sự phát triển này của Đất nước nhé.
____________________
LIÊN HỆ NGAY ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN
GREENHOME SOLAR - GIẢI PHÁP ĐIỆN MẶT TRỜI TOÀN DIỆN
Trụ sở chính: P.534, Tầng 5, Toà Nhà Thành Đạt 1, Số 3 Đường Lê Thánh Tông, Quận Ngô Quyền, Thành Phố Hải Phòng.
Website: www.greenhomesolar.vn
Hotline: 0966 125 488
Tin tức nổi bật
Sản phẩm nổi bật